Hiện nay, tỷ lệ lao động thất nghiệp đang ngày càng gia tăng đặc biệt ở đối tượng thanh thiếu niên. Bảo hiểm thất nghiệp là một gói bảo hiểm phổ biến hiện nay dành cho người lao động. Bạn đã biết những lợi ích hấp dẫn có thể nhận được khi tham gia gói bảo hiểm này hay chưa?
Hỗ trợ học nghề

Người lao động tham gia bảo hiểm cho thất nghiệp có cơ hội được giới thiệu học tập tại những trung tâm dạy nghề uy tín với mức học phí được hỗ trợ tối đa. Ngoài ra, bạn còn được hỗ trợ theo học các khóa dạy nghề sơ cấp miễn phí tại những trung tâm đào tạo chất lượng. Trong trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng vẫn đang theo học khóa dạy nghề thì vẫn được hỗ trợ cho đến khi hoàn thành khóa học.
Hưởng số tiền trợ cấp thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp mang đến cho người lao động một khoản tiền trợ cấp mỗi tháng khi mất việc làm. Số tiền này giúp bạn ổn định cuộc sống trong thời gian tìm kiếm việc làm mới. Mức trợ cấp được tính bằng 60% tiền lương trong 6 tháng liên tục trước khi nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật.
Hỗ trợ tìm kiếm việc làm

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ giúp người lao động hưởng một số tiền trợ cấp để trang trải cuộc sống hàng ngày mà còn tư vấn giới thiệu công việc cho bạn. Thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm, người thất nghiệp sẽ được tư vấn các công việc hấp dẫn tại nhiều doanh nghiệp trên khắp cả nước. Nhân viên của trung tâm sẽ tổ chức một buổi tư vấn để nắm rõ trình độ chuyên môn, kỹ năng và nguyện vọng công việc của người lao động.
Hỗ trợ bảo hiểm y tế
Người đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ chi phí Bảo hiểm Y tế hoàn toàn nếu đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm. Trong trường hợp này, cơ quan Bảo hiểm Xã hội sẽ thực hiện đóng phí bảo hiểm cho người lao động.
Thẻ Bảo hiểm Y tế đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày nhận trợ cấp. Chi phí khám, chữa bệnh được hỗ trợ 80% tổng tiền viện phí khi đăng ký khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Trên đây là một vài chia sẻ về những lợi ích hấp dẫn người lao động nhận được khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một chương trình bảo hiểm giúp bạn ổn định cuộc sống trong thời gian tìm kiếm việc làm mới. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhiều thông tin hơn nữa về gói bảo hiểm này nhé.
SolomonNguyen viết
Kính chào anh/ chị luật sư dantaichinh.com, Nhờ anh/chị tư vấn về BHXH:
Quá trình đóng BHXH của tôi như sau:
– Từ 5/2012 đến 11/2012: tôi làm việc tại công ty A (quận 12), đến tháng 12/2012 do công ty cơ cấu nhân sự nên tôi bị nghỉ việc(không có quyết định nghỉ việc), trong thời gian này do công ty nợ BHXH nên tôi không chốt được sổ BHXH, sau khi tôi đã nghĩ thì công ty có làm cho tôi 01 sổ BHXH (sổ BHXH thứ 01) và có đóng BHXH với mức lương 5.25tr/ tháng (thời gian gần đây tôi tra cứu sổ BHXH thì phát hiện có số sổ BHXH thứ 01 này.)
– Từ 12/2013 đến 2/2015: tôi làm việc tại công ty B (quận Gò Vấp), công ty B có làm cho tôi sổ BHXH (sổ BHXH thứ 02) và tham gia đóng BHXH đầy đủ cho tôi từ lúc vào làm đến khi nghỉ việc T2/2015 (có quyết định nghỉ việc). Tôi đã hưởng trợ cấp TN 03 tháng trong khoảng thời gian này
– Đến T5/2015, có 01 đơn vị BHXH Quận tự ý hủy sổ BHXH thứ 01 của tôi (không có sự đồng ý/ ủy quyền của tôi) với lý do: NLĐ có nhiều sổ
– Từ 10/2015 đến 3/2020: công ty C (quận Tân Phú), tham gia đóng BHXH cho tôi với mức lương trung bình 4.2tr/ tháng, công ty C tham gia đóng BHXH cho tôi vào số sổ BHXH thứ 02 và đóng BHXH cho tôi từ T10/2015 đến 3/2020. Trong khoảng thời gian 10/2015 đến 5/2016 tôi làm việc tự do (không làm việc trực tiếp tại công ty C, Cty chỉ tham gia đóng BHXH cho tôi)
– Từ 6/2016 đến 3/2017: tôi làm việc tại công ty D (quận Phú Nhuận), Cty D tham gia đóng BHXH vào số sổ BHXH thứ 02 với mức lương 9tr/ tháng, khi tôi nghỉ việc 4/2017, có QĐ nghỉ việc của cty
– Từ 5/2017 đến 3/2020: tôi làm việc tại công ty E (quận 03), Cty E tham gia đóng BHXH vào số sổ BHXH thứ 01 (sổ này đã hủy 5/2015), hiện tại tôi đang làm việc chính thức tại công ty này, mức lương bình quân 14tr/ tháng
Câu hỏi của tôi:
+ BHXH TpHCM, đã tự ý hủy sổ BHXH thứ 01 của tôi trong khi chưa chốt quá trình đóng BHXH tại cty A, như vậy tôi có được hưởng quá trình đóng BHXH tại cty A được không? (5/2012-11/2012)
+ Sổ BHXH thứ 01 đã bị hủy (5/2015) nhưng đến 6/2017 cty E lại tham gia đóng BHXH vào số sổ thứ 1 này và người lao động vẫn đang tham gia làm việc tại cty này thì quá trình xác nhận đóng BHXH tại cty này như thế nào?
+ Quá trình đóng trùng BHXH:
++ Trùng BHXH cty C với cty D giai đoạn (6/2016- 3/2017): tôi muốn giữ lại quá trình đóng BHXH của cty D và muốn giảm trùng BHXH của công ty C để thuận tiện cho việc hưởng các chế độ bảo hiểm về sau (cty D đóng mức lương BHXH cao hơn cty C) thì qui trình như thế nào?
+ + Trùng BHXH cty C với cty E giai đoạn (5/2017- 3/2020): tôi muốn giữ lại quá trình đóng BHXH của cty E và muốn giảm trùng BHXH của công ty C để thuận tiện cho việc hưởng các chế độ bảo hiểm về sau (cty E đóng mức lương BHXH cao hơn cty C) thì qui trình như thế nào?
+ + Trong khoảng thời gian giảm trùng của cty C (6/2016 đến 3/2020) có 01 tháng 4/2017 là cty C đóng BHXH cho tôi, Và đóng BHXH từ giai đoạn 10/2015 đến 5/2016, , đóng cách khoảng như vậy có ổn không?
+ Kể từ 4/2020, tôi đã yêu cầu cty C chốt sổ BHXH để tôi đưa tất cả quá trình tham gia BHXH, giảm trùng BHXH, chốt sổ BHXH (cty A) về cty E hiện tại cũa tôi đang làm việc để thuận tiện cho quá trình hưởng BHXH về sau thì quá trình như thế nào? Cần thủ tục gì?
+ Quá trình quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tôi như thế nào? cần những chứng từ giảm trừ thuế/ biên lai gì ( Từ cty A đến cty E)? Hiện tại tôi đăng ký 02 người phụ thuộc tại cty E và cty E đã cấp cho tôi 01 chứng từ giảm trừ thuế (1/2019- 12/2019) và chưa có các chứng từ/ biên lai gì thêm.
Hải Phạm viết
– Về việc gộp sổ BHXH, bạn mang sổ 1 và sổ 2, ký tờ đề nghị gộp sổ là được sau đó tự bạn hoặc nhờ cty mang ra BHXH nộp.
– Về việc quyết toán thuế: bạn lấy chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho những tháng làm không trọn năm tại các cty bạn đã làm, sau đó tập hợp lại làm quyết toán trên phần mềm HTKK và gửi chứng từ gốc và file QT lên CQ thuế theo nguyên tắc sau:
+ Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.
Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng.
Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
+ Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).