Với những nhà quản lý doanh nghiệp hoặc những nhà kinh doanh, chắc chắn những vấn đề về doanh thu thuần là điều mà nhiều nhà kinh tế học hay bất kỳ ai đều sẽ quan tâm đến. Việc tính toán doanh thu hay doanh thu thuần là bao nhiêu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và những điều kiện khác mang lại cho doanh nghiệp. Trong bài viết ngày hôm nay, bạn hãy cùng với Dantaichinh.com tìm hiểu chính xác doanh thu thuần là gì theo chuẩn mực kế toán và có những cách nào để bạn có thể tính toán doanh thu thuần nhanh, chuẩn và chính xác bạn nhé!
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu là toàn bộ khoản tiền bạn nhận được sau khi kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ của mình. Tuy nhiên, doanh thu thuần sẽ là một khái niệm tương đối khác so với doanh thu. Doanh thu thuần sẽ là toàn bộ số tiền thu về sau khi khấu trừ một số các khoản như:
- Các loại thuế gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế khác.
- Các loại giảm giá bán hàng, những khoản doanh thu bán hàng bị hoàn trả lại
- Các khoản chiết khấu thương mại hoặc tương đương.
Ngoài việc gọi là doanh thu thuần, chúng ta còn có thể gọi doanh thu thuần bằng cái tên là doanh thu của doanh nghiệp trước thuế thu nhập, với cách gọi này, doanh thu thuần được so sánh với loại thuế thu nhập của doanh nghiệp- một khoản thuế bắt buộc mà doanh nghiệp phải nộp.
Bạn cần phải phân biệt và hiểu rõ ràng giữa hai khái niệm doanh thu và doanh thu thuần, đây là hai khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn và bối rối khi sử dụng. Tuy đều là khoản thu về của doanh nghiệp, nhưng doanh thu thuần có cách tính tương đối khác so với doanh thu, bạn cần phải tính toán cẩn thận doanh thu sau đó khấu trừ đi các khoản thuế, khấu trừ thương mại hay những khoản đã được Dân Tài Chính kể trên đây.
Công thức tính doanh thu thuần chuẩn xác và nhanh chóng
Như Dân Tài Chính đã trình bày và phân tích ở trên, doanh thu thuần sẽ chịu ảnh hưởng bởi doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu. Qua đó, bạn có thể khái quát bằng công thức dưới đây:
Doanh thu thuần = Doanh thu gộp của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
- Doanh thu gộp của doanh nghiệp là tổng doanh thu hay toàn bộ các khoản thu về của doanh nghiệp, bạn có thể tính theo công thức: Tổng của số lượng hàng hóa X Giá của từng mặt hàng. Đây là tổng thể toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu về hay còn gọi là doanh thu.
- Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ gồm toàn bộ các khoản thuế phí khấu hao, các khoản giảm trừ doanh thu được tính toán của từng doanh nghiệp.
Thông qua công thức trên, chắc chắn bạn đã không còn khó khăn hay lo lắng khi tính toán doanh thu của doanh nghiệp rồi đúng không nào? Bạn có thể tính doanh thu thuần thông qua công thức tính doanh thu và ngược lại tính doanh thu thông qua doanh thu thuần và các khoản phí liên quan, tuy nhiên, cách tính ngược này thường ít được sử dụng, thông thường sẽ được ứng dụng làm đề tài tính toán cho những sinh viên kinh tế.
Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và lợi nhuận
Doanh thu thuần, lợi nhuận là 2 khái niệm tương đồng rất dễ nhầm lẫn, vì thế việc hiểu rõ và hiểu sâu về sự khác nhau giữa lợi nhuận và doanh thu thuần là điều hết sức cần thiết
Doanh thu thuần | Lợi nhuận |
Doanh thu thuần sẽ là toàn bộ số tiền thu về sau khi khấu trừ một số các khoản như: Các loại thuế gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Các loại giảm giá bán hàng, những khoản doanh thu bán hàng bị hoàn trả lại Các khoản chiết khấu thương mại hoặc tương đương. | Lợi nhuận là khoản tiền của doanh nghiệp sau khi trừ đi một số loại chi phí. Gồm các loại như: Lợi nhuận trước thuế: là khoản tiền mà doanh nghiệp thu về nhưng chưa tính trừ đi các khoản thuế thu nhập của doanh nghiệp hay thuế mà doanh nghiệp phải nộp để sản xuất và kinh doanhLợi nhuận sau thuế: khoản lợi nhuận được tính sau khi trừ đi các loại thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải nộp. |
Doanh thu thuần lớn hơn 0 chưa chắc rằng doanh nghiệp đã có lợi nhuận. | Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế lớn hơn 0 sẽ có lợi nhuận. |
Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần
Trước khi tìm hiểu về công thức tính doanh thu thuần là gì, hãy cùng Dân Tài Chính dạo bước xem những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần bạn nhé!
Chất lượng sản phẩm kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần
Với mỗi người tiêu dùng, việc có hay không tiếp tục sử dụng sản phẩm sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu sản phẩm đáp ứng đủ điều kiện vệ sinh, an toàn và mang lại chất lượng hay dịch vụ tốt, một điều tất nhiên, sản phẩm đó sẽ được nhiều người sử dụng và tiếp tục tin cậy trong tương lai. Ngoài ra, đó còn là vấn đề về những chính sách hậu mãi, những yếu tố liên quan đến việc sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng hay người sử dụng trực tiếp dịch vụ có được quan tâm và giải đáp đúng mực từ doanh nghiệp hay không?
Để có thể mang lại nguồn doanh thu cao nhất, cũng có nghĩa là mang lại cho doanh nghiệp một kỳ vọng tương đối lớn về lợi nhuận có thể thu về trong tương lai của mỗi doanh nghiệp. Làm sao để đảm bảo chất lượng và mang lại hiệu quả cả về kinh tế, thương hiệu và các giá trị khác của doanh nghiệp là vấn đề đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp từ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến những tập đoàn khổng lồ trên thế giới.
Quy mô sản xuất hay khối lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
Khi khối lượng doanh nghiệp càng lớn, theo như tính toán của tác động quy mô tới doanh thu thuần, khi quy mô càng lớn và lớn đến một mức độ nào đó, quy mô càng tăng các khoản chi phí sẽ càng nhỏ và doanh thu thuần thu được cũng sẽ lớn hơn so với việc giữ nguyên quy mô. Do đó, các doanh nghiệp đều muốn và cần phải làm cho doanh nghiệp của mình tăng trưởng và phát triển vững bền mới có thể tăng doanh thu tốt nhất.
Làm sao để có thể mang lại doanh thu thuần lớn nhất phụ thuộc khá nhiều vào quy mô sản xuất của hàng hóa, càng có nhiều sản phẩm được sản xuất và bán ra thị trường, cơ hội mở rộng danh tiếng và tăng nguồn doanh thu cho doanh nghiệp càng được nhân rộng. Bạn sẽ luôn cần tìm cách, biến đổi sản phẩm, doanh nghiệp và các yếu tố có liên quan khác để góp phần gia tăng nguồn thu của sản phẩm để mang lại hiệu quả như mong muốn cho doanh nghiệp.
Giá bán và kết cấu của sản phẩm
Tùy loại mặt hàng hay thị trường mà doanh nghiệp bạn hướng tới, đó có thể là thị trường độc quyền, nơi người bán có quyền thao túng thị trường và quyết định mức giá và sản lượng bán ra khi khách hàng cần nó. Tuy nhiên, dạng thị trường này tương đối hiếm gặp, thường chỉ là những sản phẩm thuộc hạng xa xỉ phẩm, hay những hàng hóa quá quý hiếm, ít được tìm thấy và sản xuất hoặc có nguy cơ không tồn tại trong tương lai.
Với thị trường thông thường, nơi tác động của quan hệ cung – cầu hay bàn tay vô hình tác động mạnh mẽ, bạn sẽ phải chịu sự chi phối của thị trường và người tiêu dùng, giá cả hay doanh thu thuần mà bạn thu về cũng chịu ảnh hưởng từ đối thủ và những người mua. Bạn cần cân nhắc về giá thành hay kết cấu sản phẩm của mình liệu có đặc biệt hơn so với các sản phẩm cùng loại hay không?
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích về doanh thu thuần, khái niệm doanh thu thuần là gì? Và cách tính doanh thu thuần một cách nhanh chóng và chính xác. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Dantaichinh.com để cập nhật cho mình nhiều thông tin hữu ích và thú vị hơn trong công việc của mình nhé!
Xem thêm: Báo cáo kế quả kinh doanh
Để lại một bình luận