Giải ngân là thuật ngữ rất phổ biến gắn liền với ngành tín dụng, ngân hàng liên quan đến việc nhận tiền vay. Đối với người lần đầu vay tiền mà không phải là dân tài chính ngân hàng thì giải ngân là một khái niệm mới mẻ. Nếu bạn vay tiền trực tiếp tại ngân hàng thì có thể được giao dịch viên giải thích giải ngân là gì. Tuy nhiên nếu vay qua app thì thường không được giải thích cụ thể nên sẽ gây thắc mắc cho nhiều người. Để hiểu chi tiết về giải ngân và những quy trình giải ngân, hãy cùng dantaichinh.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Giải ngân là gì?
- Các hình thức giải ngân
- Tìm hiểu về thủ tục giải ngân
- Bao lâu thì được giải ngân?
- Một vài lưu ý khi thực hiện thủ tục vay ngân hàng
Giải ngân là gì?
Giải ngân là việc ngân hàng, tổ chức tín dụng hay các app vay tiền online chi ra một khoản tiền hoặc nguồn vốn nào đó cho người đi vay theo kế hoạch chi trả đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng đã được ký kết giữa bên cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng) và bên có nhu cầu vay (có thể là cá nhân hay công ty)
Khi 2 bên tiến hành làm việc sẽ thỏa thuận quá trình giải ngân chia thành 1 đợt hay nhiều đợt khác nhau. Nguồn vốn giải ngân cũng được trao nhận ở nhiều hình thức khác nhau có thể là tiền mặt, séc, thẻ tín dụng,….tùy thuộc vào yêu cầu và thỏa thuận của 2 bên.
Các hình thức giải ngân
Tùy thuộc vào mục đích của khách hàng, giải ngân sẽ được chia làm nhiều loại như giải ngân một lần, giải ngân phong tỏa, giải ngân không phong tỏa,…trong đó loại giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa được áp dụng phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về 2 loại giải ngân này hãy cùng đi phân tích chi tiết.
Giải ngân phong tỏa: Hình thức này thường được những người có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sản phẩm, xe cộ, bất động sản,…sử dụng bởi khi khoản vay đã được giải ngân thì lập tức khách hàng sẽ nhận được tiền trong tài khoản nhưng sẽ không thể rút được ngay để sử dụng. Chính vì vậy khoản tiền này sẽ bị khóa tạm thời cho đến khi khách hàng hoàn thành việc mua bán hàng hóa, tài sản hoặc thực hiện các dịch vụ mua bán khác đúng nhu mục đích ban đầu trong hồ sơ vay vốn.
Giải ngân không phong tỏa: Hình thức này thường ít được áp dụng với các khoản vay lớn vì tính rủi ro cao với phía ngân hàng và cũng chỉ áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng. Giải ngân không phong tỏa được hiểu ngược lại với giải ngân phong tỏa nên khi khách hàng nhận được khoản vay tín dụng có thể rút ra để sử dụng ngay hoặc thực hiện các việc mà người nhận được khoản vay muốn. Với hình thức này thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, đặc biệt là nhanh chóng, tiện lợi không cần phải chờ đợi khi mình đã nhận được khoản vay.
Tìm hiểu về thủ tục giải ngân
Thủ tục giải ngân khá phức tạp, nên để có thêm kinh nghiệm làm các thủ tục và hiểu được quy trình các bạn nên tham khảo những thông tin dưới đây:
Thứ nhất: Thực hiện đăng ký, kê khai, xác nhận thông tin:
Đây là bước đầu tiên phải làm khi bạn muốn giải ngân, khách hàng cần điền đơn đăng ký và kê khai các thông tin vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho nhân viên. Các thông tin kê khai thường là những thông tin cơ bản về cá nhân, mục đích vay vốn, khả năng hoàn trả, thời gian hoàn trả,…Nhân viên tài chính sẽ hướng dẫn và tiếp nhận thông tin, xác nhận những thông tin mà khách hàng cung cấp.
Thứ 2: Khách hàng chuẩn bị sẵn hồ sơ và tiến hành làm thủ tục:
Các hồ sơ mà người vay cung cấp sẽ ảnh hưởng đến việc thỏa thuận vay vốn của ngân hàng hoặc hạn mức mà khách hàng có thể vay. Để thuận tiện cho mọi quá trình thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác nhất để tránh mất thời gian.
Các hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị bao gồm: Hồ sơ chứng minh nhân thân (CMND/CCCD, hộ chiếu còn hiệu lực; Hộ khẩu; sổ tạm trú), hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn, hồ sơ chứng minh về tài sản có liên quan. Các hồ sơ này cần chuẩn bị đầy đủ, trung thực, chính xác sau đó mới cung cấp cho ngân hàng.
Thứ 3: Thẩm định hồ sơ
Đây là bước quan trọng khi thực hiện việc giải ngân. Sau khi khách hàng cung cấp, hoàn thiện các thông tin kê khai thì chuyên viên tài chính sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra tính chính xác, trung thực, tính phù hợp trong hồ sơ của khách hàng. Trong quá trình xác minh nếu còn thiếu sẽ được yêu cầu bổ sung hoặc sẽ được hỏi lại để đảm bảo độ chính xác cũng như điều kiện vay có được chấp thuận hay không.
Thứ 4: Phê duyệt khoản vay
Sau khi thẩm định hồ sơ, nhân viên tài chính sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho cấp trên xem xét và quyết định phê duyệt hồ sơ vay vốn hay không. Với những trường hợp khách hàng mong muốn được vay số tiền lớn thì ngân hàng sẽ lập ra tổ thẩm định độc lập khác để tiến hành thẩm định lại toàn bộ hồ sơ để đảm bảo tính minh bạch và chính xác.
Thứ 5: Giải ngân
Đây là bước cuối cùng của toàn bộ quy trình giải ngân, khi thực hiện các bước trên và hồ sơ được xác định là đạt điều kiện phê duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng 1 khoản vay theo thỏa thuận 2 bên đã ký kết trước đó.
Bao lâu thì được giải ngân?
Đây là câu hỏi rất nhiều khách hàng thắc mắc, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thời gian giải ngân thông thường là 1-2 ngày tùy vào điều kiện của từng ngân hàng, tổ chức tín dụng và độ phức tạp, chính xác của hồ sơ mà khách hàng kê khai. Có những hồ sơ phức tạp, thời gian duyệt vay có thể kéo dài hơn 3-4 ngày hoặc vài tuần. Chính vì vậy việc chuẩn bị các hồ sơ thủ tục cần phải diễn ra rất nhanh chóng để thời gian giải ngân cũng sẽ nhanh và thuận lợi hơn.
Một vài lưu ý khi thực hiện thủ tục vay ngân hàng
- Cần đọc kỹ hợp đồng tín dụng, điều kiện giải ngân, các điều khoản của ngân hàng để trong quá trình làm hồ sơ có thể nắm bắt được các điều khoản, chi phí, thay đổi lãi suất mà mình phải chịu khi tiến hành xong thủ tục giải ngân.
- Khi có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình làm thủ tục thì khách hàng cần hỏi lại ngay các chuyên viên ngân hàng vì một khi đã ký kết và nhận tiền thì bạn sẽ không được thay đổi bất kỳ điều gì.
- Để có thể nhanh chóng được giải ngân thì bạn cần chuẩn bị tất cả các hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của ngân hàng.
- Nếu khi kê khai, làm thủ tục ký kết mà bạn thấy có nhiều điểm bất lợi cho mình thì có thể từ chối giải ngân và không ký hợp đồng tín dụng.
Trên đây là các thông tin chi tiết về giải ngân và quy trình giải ngân. Như vậy chắc hẳn các bạn đã có thêm nhiều kiến thức để việc giải ngân được diễn ra thuận lợi hơn.
Xem thêm:
Để lại một bình luận