Excel là ứng dụng văn phòng hữu ích và cần thiết với những ai thường xuyên thao tác trên bảng tính. Đặc biệt là sử dụng hàm IF trong Excel để thực hiện các công việc tính toán được chính xác và hiệu quả. Hàm IF là hàm điều kiện trọng Excel, được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với rất nhiều hàm khác để gán nhiều điều kiện. Cách sử dụng Hàm IF cũng rất dễ như cái tên của nó vậy. Với những ai đang còn thắc về cách sử dụng hàm IF ra sao thì hướng dẫn dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời xứng đáng nhất.
Hướng dẫn sử dụng Hàm if cơ bản
Công dụng: trả về giá trị nếu thỏa mãn điều kiện đưa ra
Công thức chung: =if(logical_test, value_if_true, value_if_ false)
Trong đó:
logical_test: biểu thức điều kiện, là biểu thức logic.
Value_if_true: giá trị đúng. Là giá trị nhận được khi biểu thức điều kiện thỏa mãn đúng
Value_if_false: giá trị sai. Giá trị nhận được khi biểu thức điều kiện sai
Ví dụ 1 về hàm if:
Bảng lương nhân viên:
Yêu cầu: Tính thưởng cho mỗi nhân viên biết:
Nếu nhân viên thuộc phòng nhân sự thì thưởng 800$. Nhân viên các phòng khác thưởng 750$
Khi đó, để tính thưởng ta dựa vào phòng ban của mỗi nhân viên
Tại ô E2 ta nhập công thức như sau:
=if( C2=”nhân sự”, 800, 750)
Sao chép kết quả xuống các ô còn lại:
Chúng ta cũng có thể biến đổi công thức như sau:
=if(C2<>”nhân sự”, 750, 800)
Hướng dẫn sử dụng hàm If kép
Trong trường hợp có nhiều hơn 2 giá trị nhận được. Mỗi điều kiện thỏa mãn đúng sẽ nhận được giá trị tương ứng, ta tiến hành lồng các hàm if vào nhau
Công thức chung:
=if(logical_test 1, value_if_true, if(logical_test 2, value_if_true, value_if_ false))
Ví dụ 2 về hàm if kép:
Cũng với bảng lương nhân viên trên. Yêu cầu tính thưởng cho mỗi nhân viên biết
Nếu nhân viên thuộc phòng nhân sự thì được thưởng 800$,
Nhân viên phòng IT được thưởng 780$
Nhân biên phòng kỹ thuật được thưởng 760$
Các phòng còn lại, mỗi nhân viên được thưởng 750$
Khi đó
Tại ô E2 ta nhập công thức như sau:
=if( C2= “Nhân sự”, 800,if(C2= “IT”, 780, if( C2= “kỹ thuật”, 760,750)))
Sao chép kết quả xuống các ô còn lại
Hướng dẫn sử dụng hàm If kết hợp hàm and và hàm or
Trong trường hợp để nhận được giá trị trả về nào đó thì phải thỏa mãn đồng thời nhiều điều kiện cùng lúc hoặc thỏa mãn một trong các điều kiện. Ta tiến hành kết hợp các hàm and hoặc or vào trong if
Ví dụ 3 về hàm if kết hợp hàm and và hàm or:
Cũng với bảng lương nhân viên trên. Yêu cầu tính thưởng cho mỗi nhân viên biết
Nếu nhân viên nữ thuộc phòng nhân sự thì được thưởng 800$,
Nhân viên phòng IT hoặc nhân viên nam phòng nhân sự được 780$
Các phòng còn lại, mỗi nhân viên được thưởng 750$
Xét ví dụ trên. Để nhận được 800$ thì ngân viên đó cần thỏa mãn đồng thời 2 điều kiệnblaf giới tính nữ và thuộc phòng nhân sự
để nhận được 780$ thì một nhân viên chỉ cần thỏa mãn 1 trong các điều kiện hiawcj thuộc phòng IT hoặc thuộc phòng nhâb sự trong các trường hợp còn lại
Khi đó
Tại ô E2 ta nhập công thức như sau:
=if(and( C2= “Nhân sự”, D2= “Nữ”), 800,if(or(C2= “IT”, C2= “Nhân sự”), 780, 750))
Sao chép kết quả xuống các ô còn lại
Ví dụ 4 về hàm if kết hợp hàm and và hàm or:
Tính thưởng cho mỗi nhân viên biết nếu nhân viên nữ thuộc phòng kỹ thuật hoặc nhân viên nữ phòng IT thì thưởng 800$. Các trường hợp còn lại được thưởng 780$
Khi đó
Tại ô E2 ta nhập công thức như sau:
=if(and( or(C2= “IT”,C2= “kỹ thuật”), D2= “Nữ”), 800,780)
Sao chép kết quả xuống các ô còn lại:
hoàng thanh hòa viết
nếu bình quân 1 ngày lương =150000 thì tiền vượt năng suất sẽ được tính =150000*5%*số ngày công,nếu bình quân 1 ngày lương =200000 thì tiền vượt sản lượng =200000*10%*số ngày thực tế đi làm.nếu bình quân 1 ngày lương =250000 thì tiền vượt sản lượng =250000*20%*số ngày công thực tế đi làm
mọi người cho mình hỏi dùng công thức gì ah
Lưu Đức Bính viết
Vấn đề ở đây phải biết kết cấu bảng tính của bạn mình sẽ trả lời cho
Trang viết
Sử dụng hàm if lồng là ra, giả sử tiền công 1 ngày bạn đang để ở ô A2 thì công thức cho số tiền vượt sản lượng 1 ngày là như bên dưới, sau đó bạn nhân với ô số ngày công thực tế là ra.
=IF(A2=150000,”5%”,IF(A2=200000,”10%”,”20%”))*A2
Quyết viết
Giúp mình cái này với:
Nếu diện tích nhỏ hơn 100 mét vuông thì giá 1539561 đồng, nếu diện tích từ 100 mét vuông đến 300 mét vuông giá 1828228 đồng, nếu diện tích từ 300 mét vuông đến 500 mét vuông giá 1947816 đồng, nếu diện tích từ 500 mét vuông đến 1000 mét vuông giá 2368365 đồng, nếu diện tích từ 1000 mét vuông đến 3000 mét vuông giá 3,244,961 đồng, nếu diện tích từ 3000 mét vuông đến 10000 mét vuông giá 4,997,673
nguyễn văn chiến viết
thưởng 100.000 cho những nnhân viên nam có ngày công >26 hoặc nhân viên nữ có ngày công>25
cho em hỏi cái này làm như thế nào ạ ??
PTH viết
=IF(OR(AND(A2=26,B2=”Nữ”),AND(A2=25,B2=”Nam”)),100000,0)
A là cột ngày công, B là cột giới tính, C là cột công thức
Phạm Ninh Giang viết
thưởng 500.000 cho những nnhân viên nam có ngày công >26 hoặc nhân viên nữ có ngày công>25 thì thưởng 100.000
cho em hỏi cái này làm như thế nào ạ ??
Lưu Đức Bính viết
Mà phải là:
=IF(OR(AND(A2>26,B2=”Nữ”),AND(A2>25,B2=”Nam”)),100000,0)
A là cột ngày công, B là cột giới tính, C là cột công thức
lethanhvu viết
Anh có thể cho em biết về công thức yêu cầu hiển thị của một khoảng dao động ở một seep khác khi gặp một số mặc định thì hiển thị ô chỉ thị nó
Đặng Hà Sâm viết
E có bảng chấm công. Theo dõi Chức danh Bảo vệ và Tạp vụ. Nếu chấm công Bảo vệ trên 04h thì tính 01 ngày lương, trên 10h tính 02 ngày lương, dưới 4h tính 0.5ngafy. Nếu Tạp vụ trên 05h tính 01 ngày, trên 10h tính 02 ngày, dưới 05h tính 0.5 ngày. E nên đặt lệnh như thế nào ạ?
Dương Trang viết
2, Tính tiền phạt như sau:
Nếu trọng lượng >2*định mức và trọng lượng >1000 thì:
TIỀN PHẠT= (TRỌNG LƯỢNG TRÙ ĐỊNH MỨC)*20%*GÍA CƯỚC
Còn không. Nếu TRỌNG LƯỢNG > ĐỊNH MỨC hoặc TRỌNG LƯƠNG LỚN HƠN 1000 THÌ:
TIỀN PHẠT =( TRỌNG LƯỢNG -ĐINH MỨC)*10%*GIÁ CƯỚC
Còn lại : TIỀN PHẠT =0
hương viết
làm ơn giúp tôi lựa chọn : HS được 10 là nữ ở hai cột 1 cột điểm và môt cột giới tính X
xin cảm ơn
trương thị tường an viết
cho e xin công thức tính chuyên cần với ạ:
Nếu nghỉ 0.1-1 ngày 300k, 1.1 – 2 ngày 200K, nế nghỉ 2.1 ngày trở lên thì 0, nếu nghỉ không phép <0.1=0 đủ 26=400k
Hoàng viết
Cái này dễ mà, bạn làm 2 cột: 1 cột thể hiện nghỉ có phép/không phép, 1 cột số ngày nghỉ sau đó kết hợp hàm if và hàm and cho 2 điều kiện đó là được.
Lưu Đức Bính viết
Cũng tương đối đấy bạn ạ
Lại Hoài viết
Bạn nào biết viết hàm so sánh đối chiếu 2 sản phẩm với nhau không ạ.
Vd: nhập về 1000 hộp gỗ với kích thước dài, dày, rộng khác nhau. Nhưng khi xuất đi do đo đếm mà kích thước không giống hộp gỗ ban đầu. Mình muốn đối chiếu 1000 hộp gỗ nhập về với 1000 hộp gỗ xuất đi sao cho biết được hộp nào trùng khớp hộp nào không trùng khớp, sai số + (-) 5% giữa các hộp xuất đi so với nhập về. Xin cảm ơn mọi người