Trong thời đại kinh tế phát triển, mỗi tháng có hàng ngàn doanh nghiệp, công ty mới được thành lập mà doanh nghiệp nào cũng cần kế toán. Vậy kế toán là gì? Kế toán thực hiện những công việc gì trong doanh nghiệp? Mời bạn cùng Dantaichinh.com tìm hiểu về khái niệm nghề kế toán qua bài viết sau đây nhé
Kế toán là gì?
Muốn học ngành Kế toán, trước tiên bạn phải hiểu rõ Kế toán là gì? Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Từ khái niệm Kế toán là gì, chúng ta có thể xác định được đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Kế toán được chia thành hai loại:
– Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…
– Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
Công việc của kế toán gồm những gì?
Trong một tổ chức doanh nghiệp, với mỗi vị trí và cấp bậc khác nhau, người làm kế toán sẽ đảm nhận những công việc và và nhiệm vụ không giống nhau. Tuy vậy nhưng nhìn chung thì công việc của một kế toán viên bao gồm những công việc chính xoay quanh:
– Ghi chép lại các hoạt động tài chính của doanh nghiệp;
– Kiểm tra sổ sách kế toán;
– Lập chứng từ cho tất cả các hoạt động tài chính có liên quan;
– Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính cho quản lý doanh nghiệp;
– Dựa vào các dữ liệu đã có để phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty và tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo tổ chức;
Kế toán học những gì?
Sinh viên Kế toán sẽ được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài các kiến thức nên tảng, tổng quan sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…
Các môn học phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp: Nhập môn tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Ứng dụng tin học trong kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Thuế, Kế toán công ty chứng khoán,…
Tại những trường đại học đào tạo ngành Kế toán uy tín, trong đó có thể kể đến Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và phát huy tối đa những tố chất mà một kế toán giỏi cần sở hữu. Đặc biệt, trong môi trường đại học chuẩn quốc tế như UEF, tiếng Anh và kỹ năng mềm luôn được chú trọng bồi dưỡng. Đây chính là lợi thế cạnh tranh hàng đầu giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận những đầu việc hấp dẫn, trở nên nổi trội hơn trong nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn thí sinh đã tìm ra lời giải cho câu hỏi “Ngành Kế toán là gì? Học những gì?”, xác định rõ tố chất và thiên hướng nghề nghiệp là bước đà quan trọng cho lộ trình học tập và làm việc về sau. Đây cũng chính là tiền đề để các bạn định hướng chọn lựa địa chỉ đầu tư kiến thức cũng như định vị được con đường tương lai của mình.
Kỹ năng cần thiết cho kế toán
Có một số kỹ năng mà tất cả các kế toán viên cần để thành công trong vai trò của họ. Một số kỹ năng quan trọng nhất đối với kế toán là:
Chú ý đến chi tiết : Các chuyên gia kế toán phải chú ý đến chi tiết để có thể giữ cho thông tin chính xác và có tổ chức. Với số lượng dữ liệu tài chính phải phân tích, có thể dễ mắc sai lầm; tuy nhiên, các lỗi đơn giản có thể chuyển thành các vấn đề lớn hơn nhiều nếu chúng không được phát hiện.
Sự nhạy bén trong kinh doanh : Để đạt được hiệu quả trong vai trò này, một kế toán viên phải hiểu các chức năng cơ bản của một doanh nghiệp để phân tích và diễn giải chính xác các dữ liệu tài chính. Có một nền tảng vững chắc trong kinh doanh cung cấp bối cảnh cho thông tin tài chính mà kế toán làm việc hàng ngày.
Trình độ tin học : Các chuyên gia trong lĩnh vực này cần có khả năng sử dụng phần mềm kế toán tiên tiến và các công cụ dựa trên máy tính khác để làm việc hiệu quả.
Kỹ năng phân tích: Thu thập và phân tích dữ liệu tài chính là một phần lớn của kế toán và là một khía cạnh quan trọng của việc xác định các mẫu và các vấn đề tiềm ẩn. Trên thực tế, việc áp dụng phân tích dữ liệu vào lĩnh vực kế toán là một xu hướng mới nổi trong ngành được dự đoán là sẽ có tác động ngày càng lớn trong tương lai.
Kỹ năng giao tiếp : Kế toán phải có khả năng lắng nghe cẩn thận để thu thập chính xác các dữ kiện và số liệu từ khách hàng, người quản lý hoặc các bên liên quan khác. Họ cũng phải có khả năng trình bày rõ ràng kết quả công việc của họ và trình bày những phát hiện của họ trong các báo cáo bằng văn bản.
Kỹ năng toán học : Một quan niệm sai lầm phổ biến là bạn phải giỏi toán để trở thành một kế toán. Đúng là kỹ năng toán học rất quan trọng để phân tích, so sánh và giải thích dữ liệu và số liệu; tuy nhiên, các kỹ năng toán học phức tạp thường không cần thiết để trở thành một kế toán viên.
Những loại kế toán trong công ty
Kế toán tài chính
Kế toán tài chính là các quy trình được sử dụng để tạo báo cáo tài chính tạm thời và hàng năm.
Kết quả của tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong một kỳ kế toán được tóm tắt vào bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo tài chính của hầu hết các công ty được kiểm toán hàng năm bởi một công ty bên ngoài.
Kế toán quản trị
Kế toán quản trị sử dụng nhiều dữ liệu giống như kế toán tài chính nhưng nó được tổ chức và sử dụng thông tin theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể kế toán quản trị tạo báo cáo hàng tháng hoặc theo quý mà nhóm quản lý của một doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa ra quyết định về cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Kế toán quản trị cũng bao gồm nhiều khía cạnh khác của kế toán. Về cơ bản thì bất kỳ thông tin nào có thể hữu ích cho quản lý đều nằm ở đây.
Kế toán chi phí
Giống như kế toán quản trị giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về quản lý thì kế toán chi phí cũng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về chi phí.
Về cơ bản, kế toán chi phí xem xét tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất một sản phẩm. Các nhà phân tích, quản lý, chủ doanh nghiệp và kế toán sử dụng thông tin này để xác định giá sản phẩm. Trong kế toán chi phí, tiền được coi là một yếu tố kinh tế trong sản xuất, trong khi đối với kế toán tài chính thì tiền được coi là thước đo hiệu quả kinh tế của một công ty.
Xem thêm: Khác nhau giữa tài chính và kế toán | Kế toán quản trị và kế toán tài chính
Trên đây là những khái niệm cơ bạn về ngành nghề kế toán mà Dân Tài Chính chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có được lựa chọn đúng đắn trước khi quyết định học hay làm kế toán nhé.
Để lại một bình luận