Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, Chính phủ đưa ra mức lương tối thiểu vùng để các bên có cơ sở về mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Bắt đầu từ ngày 1/1/2021, mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng và được ấn định theo tháng, giờ; mà không còn khái niệm ‘lương tối thiểu ngành’. Cụ thể, bạn đọc hãy cùng Dân Tài Chính tìm hiểu trong bài viết Mức lương tối thiểu vùng 2023 mới nhất dưới đây.
Khái niệm mức lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất theo vùng mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi làm việc. Không giống như mức lương cơ bản, lương tối thiểu theo vùng không phân biệt theo đối tượng lao động mà áp dụng giống nhau cho tất cả người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng là mức thù lao thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động và trả lương, trong đó mức lương doanh nghiệp trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm.
- Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với những người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất.
- Phải cao hơn ít nhất 7.0% so với mức lương tối thiểu vùng đối với những người lao động đã qua học nghề.
Thông thường thì mức lương tối thiểu vùng sẽ được xem xét điều chỉnh từ ngày 01/01 mỗi năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên từ 01/01/2021 mức lương tối thiểu vùng 2021 vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mức lương | Địa bàn áp dụng |
4.420.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I |
3.920.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II |
3.430.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III |
3.070.000 đồng/tháng | Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV |
Như vậy, người lao động hay người sử dụng lao động muốn tìm hiểu về công ty mình đang làm hoặc đang hoạt động ở vùng mấy, biết được vùng của mình có mức lương tối thiểu là bao nhiêu thì có thể tra danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Tra cứu tại đây
https://docs.google.com/document/d/1mGyIbmFl8Uk8bQRN1WcbgCKmmoI_mN5JJzrtxHgKcxs/edit#
Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2023
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 90/2010/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho những đối tượng sau đây:
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Mức lương tối thiểu vùng 2023 hiện nay được quy định
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Mức lương tối thiểu vùng 2023 để đóng BHXH là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng còn là được coi là cơ sở để đóng và hưởng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Hiện nay, mức đóng bảo hiểm thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của chính phủ.
Theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức lương tháng đóng BHXH. Trong đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định này nêu rõ:
Mức tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
(i) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
(ii) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.”
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 01/07/2023
Thông báo 01/TB-VPCP, Chính phủ cho ý kiến về kiến nghị của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam liên quan đến lương tối thiểu vùng 2023 và thời điểm thực hiện bắt đầu tăng lương tối thiểu. Cụ thể
Chính Phủ giao Hội đồng Tiền lương Quốc gia nghiên cứu điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2023 và việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ 01/07 hằng năm của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Bộ Lao động Thương binh Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan đánh giá tình hình kinh tế – xã hội để đề xuất, báo cáo trước quý II/2023.
Theo đó, nhiều khả năng từ 01/07/2023 tới đây, lương tối thiểu vùng dành cho người lao động có thể sẽ tăng. Mức lương tối thiểu vùng 2023 sẽ được Hội đồng Tiền lương quốc gia xem xét dựa trên các tiêu chí mới tại Luật lao động năm 2019 để đảm bảo cuộc sống cho người lao động cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về Mức lương tối thiểu vùng 2023 mới nhất. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến bài viết vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này, Dantaichinh luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả.
Để lại một bình luận