Quyết định nghỉ việc là một loại văn bản được sử dụng trong các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nào đó mỗi khi có biến động về mặt nhân sự. Sử dụng các mẫu quyết định nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng với người lao động giúp doanh nghiệp thể hiện được sự chuyên nghiệp trong khâu quản lý hành chính nhân sự. Vậy mẫu quyết định nghỉ việc được trình bày như thế nào, bài viết dưới đây của Dân Tài Chính sẽ đem đến câu trả lời cho các bạn nhé.
- Quyết định nghỉ việc là gì?
- Các trường hợp được cho người lao động nghỉ việc
- Quy trình giải quyết nghỉ việc
- Mẫu quyết định nghỉ việc
1.Quyết định nghỉ việc là gì?
Mẫu quyết định nghỉ việc (quyết định thôi việc) là mẫu văn bản được sử dụng phổ biến tại bộ phận nhân sự. Mẫu quyết định nghỉ việc dùng để thông báo về vấn đề cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ, nhân viên theo đúng chuẩn với hợp đồng lao động hoặc do nguyên nhân đặc biệt nào đó. Theo đó việc nghỉ việc của lao động có thể do phát sinh của người lao động hoặc bên người sử dụng lao động.
Sau khi có quyết định thôi việc, người lao động phải bàn giao lại công việc và thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp. Về phía người sử dụng lao động phải thanh toán toàn bộ các khoản tiền có liên quan đến lợi ích hợp pháp của người lao động như tiền lương, tiền trợ cấp, tiền bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội,…mà người lao động được hưởng theo quy định khi nghỉ việc.
Bên cạnh đó người sử dụng lao động phải chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả cho người lao động cùng với các giấy tờ kèm theo. Sau khi nhận được quyết định nghỉ việc, người lao động và người sử dụng lao động sẽ không còn ràng buộc trách nhiệm với nhau nữa. Khi đó người lao động có thể tham gia làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị khác hoặc nếu chưa tìm được việc làm mới thì có thể tham khảo quy trình xin bảo hiểm thất nghiệp để được hỗ trợ.
2. Các trường hợp được cho người lao động nghỉ việc
Hết hạn hợp đồng lao động theo thời gian đã ký trước đó, đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc công việc và bị xử lý kỷ luật (sa thải)
Người lao động do một lý do nào đó mà tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trừ trường hợp có thỏa thuận khác với doanh nghiệp
Người lao động vi phạm hình sự và phải chấp hành án phạt tù giam hoặc bị cấm làm công việc nào đó theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền
Người lao động bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do sáp nhập, chia tách, hợp nhất doanh nghiệp, hoặc do thu hẹp sản xuất, thiên tai, dịch bệnh…buộc người lao động phải nghỉ việc.
3. Quy trình giải quyết nghỉ việc
Bước 1: Người xin nghỉ việc viết đơn xin nghỉ theo mẫu và phải báo trước theo thời hạn. Nếu không, người xin nghỉ việc phải bồi thường tiền lương cho những ngày nghỉ việc không báo trước và sẽ không được hưởng khoản trợ cấp hay thưởng năng suất trong khoảng thời gian này.
Từ năm 2021 khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động trong thời hạn:
30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng
03 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng
45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Bước 2: Trưởng các phòng ban có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét đơn xin nghỉ việc
- Đối với nhân viên các bộ phận có cấp tổ trường phải chuyển qua cấp tổ trưởng xem xét và xác nhận
- Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng Nhân sự để giải quyết
Quản lý có thẩm quyền xem xét và xác nhận các yêu cầu của nhân viên. Nếu không thể giải quyết được yêu cầu nghỉ việc thì thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc trong không quá 2 ngày làm việc
Bước 3: Phòng Nhân sự có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận để xác định nguyện vọng nghỉ việc của người lao động và giải quyết trong không quá 3 ngày kể từ khi nhận đơn xin nghỉ việc
Bước 4: Phòng Nhân sự chuyển đơn xin nghỉ việc cho giám đốc duyệt kèm, thời gian giải quyết không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.
Bước 5: Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với cán bộ, công nhân viên, bao gồm các nội dung
Người lao động phải hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc và ký Bản cam kết nghỉ việc.
Bước 6. Quyết định cho nghỉ việc: Sau khi hoàn thành bàn giao công việc, Quyết định nghỉ việc được giám đốc ký và chuyển cho người lao động và các phòng ban có liên quan, Phòng Kế toán có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền liên quan đến lợi ích của người lao động (kèm theo các giấy tờ như bảng chấm công, biên bản thanh lý,..
Phòng Nhân sự có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của người lao động và gửi báo cáo cho Giám đốc theo báo cáo định kỳ.
Sau khi Quyết định nghỉ việc có hiệu lực và thanh toán xong các khoản tiền, người lao động và người sử dụng lao động sẽ không có bất cứ quan hệ ràng buộc nào với nhau nữa.
4. Mẫu quyết định nghỉ việc
Hiện nay pháp luật không có quy định rõ về mẫu quyết định nghỉ việc nhưng mẫu quyết định nghỉ việc thường bao gồm một số nội dung cơ bản như các văn bản pháp luật khác. Nội dung của quyết định nghỉ việc phải ngắn gọn, dễ hiểu để các bên liên quan có thể nắm rõ và thực thi
Quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày ở trên cùng, căn giữa trang giấy
Tên quyết định: khái quát về vấn đề ví dụ: về việc cho nghỉ việc đối với cán bộ, nhân viên, Về việc nghỉ việc đối với người lao động…
Người có thẩm quyền ra quyết định: Thủ trưởng đơn vị hoặc giám đốc công ty
Căn cứ để ra quyết định nghỉ việc: Nếu trường hợp người lao động xin nghỉ việc thì căn cứ vào hợp đồng lao động đã được ký giữa người lao động và người sử dụng lao động, ghi rõ số hợp đồng lao động và ngày ký kết, xem xét đơn nghỉ việc của ngày lao động, ghi rõ thời điểm nộp. Nếu trường hợp sa thải người lao động thì căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật người lao động được ban hành trước đó.
Nội dung của bản quyết định nghỉ việc: ghi rõ tên, căn cước công dân, vị trí làm việc, chức vụ của người được cho nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc phải được ghi rõ, có thể trước hoặc sau khi có quyết định cho thôi việc.
Văn bản phải có chữ ký và đóng dấu của người có thẩm quyền. Chữ ký và dấu đóng phải rõ ràng. Dấu đóng lên chữ ký phải trùm ⅓ chữ ký về phía bên trái.
Mẫu quyết định nghỉ việc phải được thông báo đến các bên liên quan để thi hành quyết định theo đúng thời hạn đã ghi và giải quyết toàn bộ các vấn đề còn phát sinh giữa 2 bên người lao động và người sử dụng lao động.
Mẫu quyết định nghỉ việc 1
Mẫu quyết định nghỉ việc 2
Tải về TẠI ĐÂY
Trên đây là một số thông tin về quy trình nghỉ việc và mẫu quyết định nghỉ việc. Các doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu có sẵn hoặc căn cứ vào đó thể thiết kế mẫu riêng cho mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ở dưới để được Dân Tài Chính giải đáp nhanh nhất nhé.
Để lại một bình luận