Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể có lợi hơn là một câu hỏi vô cùng quen thuộc với nhiều người khi có ý định bắt đầu kinh doanh do hầu hết mọi người chưa hiểu rõ về ưu điểm, nhược điểm của hai loại hình này. Vậy thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể có lợi hơn, Dân Tài Chính sẽ giúp các bạn đọc trả lời câu hỏi này.
1. Quy định về công ty và hộ kinh doanh cá thể
Công ty (doanh nghiệp)
Đây là một tổ chức có tên gọi riêng, có tài sản sở hữu, có trụ sở giao dịch, được đăng ký hoặc thành lập bởi một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức theo các quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Khi được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân, trừ doanh nghiệp tư nhân
Theo Luật doanh nghiệp mới nhất hiện nay, các loại hình doanh nghiệp bao gồm
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa điểm, hình thức kinh doanh. Các cá nhân, tổ chức có mong muốn kinh doanh với quy mô lớn và ngành nghề đa dạng thì nên thành lập doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh cá thể
Đây là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ, đơn giản, được nhiều cá nhân và hộ gia đình lựa chọn do dễ quản lý và phù hợp với nhu cầu kinh doanh nhỏ.
Loại hình kinh doanh này không cần con dấu pháp nhân cũng như hóa đơn GTGT mà chỉ phát hành hóa đơn bán hàng. Ví dụ: cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thời trang, salon gội đầu cắt tóc,..
2. Ưu điểm, nhược điểm của loại hình công ty và hộ kinh doanh cá thể
Để đưa ra quyết định nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh, chúng ta cần phải so sánh ưu điểm, nhược điểm của hai loại hình và căn cứ vào quy mô kinh doanh, định hướng, mục tiêu phát triển và khả năng tài chính của mình để có được lựa chọn thích hợp nhất
Dưới đây là bảng tập hợp các thông tin của hai hình thức công ty và hộ kinh doanh mà Dân Tài Chính đã sắp xếp lại để các bạn có thể dễ nghiên cứu và so sánh
Nội dung | Công ty(doanh nghiệp) | Hộ kinh doanh cá thể |
Thủ tục đăng ký thành lập và giải thể | Phức tạp | Đơn giản, nhanh chóng |
Tư cách pháp nhân | Có (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân) Có con dấu tròn và giấy phép kinh doanh |
Không Chỉ có giấy phép kinh doanh |
Tên | Không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác trên phạm vi toàn quốc | Không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với các hộ kinh doanh trong quận, huyện |
Phạm vi kinh doanh | Một cá nhân có thể đăng ký thành lập nhiều doanh nghiệp Công ty có thể có thêm chi nhánh, văn phòng đại diện. |
Được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh nhưng phải có 1 địa điểm chính và phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường. Dây là điểm mới thay đổi trong năm 2021 |
Thành viên | Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có từ 02 thành viên và số lượng tối đa không quá 50 thành viên. Công ty TNHH 1 thành viên có thể do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu. Công ty cổ phần: phải có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài ra có thể có thành viên góp vốn Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân đại diện làm chủ |
Do một cá nhân hoặc thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chỉ được sử dụng tối đa dưới 10 lao động |
Trách nhiệm pháp lý | Ngoài công ty hợp danh các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn thì đối với các loại hình doanh nghiệp còn lại phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký Có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. |
Chủ hộ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh Chỉ một người làm đại diện chủ hộ kinh doanh |
Hóa đơn | Được xuất hóa đơn GTGT, được khấu trừ thuế GTGT theo quy định của pháp luật | Không xuất hóa đơn GTGT, chỉ xuất hóa đơn bán hàng trực tiếp |
Chế độ kế toán | Kê khai thuế tương đối phức tạp, có thể kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp.Phải nộp báo cáo thuế theo quý, năm.Cần có bộ phận kế toán. | Các hộ kinh doanh có thể nộp thuế theo phương pháp kê khai, theo từng lần phát sinh hoặc theo phương pháp khoán.Thủ tục thuế khá đơn giản, không cần nộp báo cáo quyết toán thuế. |
Các loại thuế phải nộp | Nhiều, phức tạp, bao gồm các loại thuế Thuế môn bài: dựa trên vốn điều lệ của doanh nghiệp: vốn điều lệ trên 10 tỷ: 3 triệu/năm, vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2 triệu/năm, văn phòng đại diện, chi nhánh: 1 triệu/năm Thuế giá trị gia tăng: theo quy định Thuế thu nhập doanh nghiệp: mức thuế suất 20% Thuế thu nhập cá nhân |
Ít loại thuế hơn, hộ kinh doanh phải đóng 3 loại thuế là Thuế môn bài: Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu : 300k/năm; doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu: 500k/năm; Doanh thu > 500 triệu: 1 triệu/năm. Thuế giá trị gia tăng Thuế thu nhập cá nhân |
Dựa trên những tiêu chí trên, có thể tóm gọn ưu nhược điểm của các loại hình kinh doanh như sau
Đối với công ty (doanh nghiệp)
- Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất và dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán thương mại để dễ dàng tối đa hóa lợi nhuận của mình. Số lượng lao động của doanh nghiệp không bị pháp luật giới hạn do đó có thể tuyển dụng số lượng lao động theo ý muốn để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Hình thức doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động vốn hơn và đặc biệt là công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Công ty được xuất hóa đơn giá trị gia tăng và được khấu trừ thuế nên dễ thu hút được nguồn khách hàng lớn.
- Nhược điểm: Tuy nhiên thủ tục đăng ký kinh doanh khá phức tạp, hồ sơ đăng ký được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư. Chế độ kế toán, quản lý cũng đòi hỏi yêu cầu cao do quy mô lớn hơn so với hộ kinh doanh. Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế ở mức thuế suất khá cao, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và cho người lao động,..
Đối với hộ kinh doanh
- Ưu điểm: Không yêu cầu vốn điều lệ ban đầu như đối với doanh nghiệp. Hộ kinh doanh cá thể với quy mô và số lượng lao động nhỏ, chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, số thuế phải nộp ít sẽ dễ dàng quản lý công việc kinh doanh của mình. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.
- Nhược điểm: Khó huy động vốn hơn so với công ty, khó mở rộng phạm vi kinh doanh vì bị ràng buộc về số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh. Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, hoạt động nhỏ lẻ, hạn chế về xuất nhập khẩu, không được xuất hóa đơn GTGT, không có con dấu nên khó khăn hơn trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Xem thêm:
Vậy nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh ?
Câu trả lời là tùy vào nhu cầu, quy mô kinh doanh và khả năng tài chính cho phép, bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Nếu có định hướng, mục tiêu phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn thì nên thành lập công ty. Còn nếu số vốn hạn chế và quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, đơn giản thì thành lập hộ kinh doanh cá thể chính là lựa chọn phù hợp nhất.
Để lại một bình luận