Sàn giao dịch là nơi cung cấp nền tảng giúp người dùng mua và bán tài sản kỹ thuật số trên thị trường tiền ảo nói chung. Có hai loại sàn giao dịch, đó là sàn CEX và sàn DEX. Hiểu cách thức hoạt động cũng như rút ra được ưu và nhược điểm của hai sàn CEX – DEX sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với nhu cầu giao dịch của mình. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Giới thiệu sàn giao dịch CEX và DEX
Centralized Exchange – Sàn CEX là gì?
Centralized Exchange hay sàn CEX là một nền tảng mua bán tiền mã hoá tập trung. Với sàn CEX, người dùng có thể kết nối và trao đổi tài sản kỹ thuật số mà họ muốn. Khác với DEX, sàn CEX được giám sát và quản lý bởi một bên thứ ba là chủ sở hữu sàn. Bên này có chức năng lưu trữ, quản lý tài sản, phát triển sàn và thu phí giao dịch.
Giao dịch trên sàn CEX được thực hiện bằng cơ chế sổ lệnh. Người dùng có thể nắm bắt thông tin về giá tiền điện tử dựa trên các lệnh bán hoặc mua trong sổ lệnh.
Sàn CEX ra đời trước sàn DEX và được xem là nền móng phát triển của sàn DEX sau này. Khối lượng giao dịch trên sàn CEX cũng lớn hơn vì nó được giới đầu tư tiền ảo ưa chuộng hơn. Điểm chung của các sàn crypto tập trung là giao diện dễ sử dụng, cung cấp đa dạng tính năng giao dịch, phí rẻ…
Các sàn CEX nổi tiếng nhất là Binance, KuCoin, Kraken, Coinbase, Bibyt, Huobi Global…
Decentralized Exchange – Sàn DEX là gì?
Decentralized Exchange hay sàn DEX là một nền tảng giao dịch tiền mã hoá phi tập trung. DEX ra đời sau CEX và được xem là bước phát triển của CEX nói chung.
Theo đó, sàn DEX với bản chất phi tập trung nên không có sự tham gia quản lý hay giám sát bởi bất kỳ bên thứ ba nào. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ giao dịch, mua bán tài sản trên sàn DEX đều dựa trên hợp đồng thông minh, tự động hoá 100%.
Người dùng được phép chủ động trong việc nắm giữ và quản lý khoá riêng tư khi giao dịch trên sàn DEX. Cách thức hoạt động này mang lại cảm nhận về quyền sở hữu thực sự tài sản và thông tin dữ liệu của người dùng. Nghĩa là không có bên thứ ba nào giám sát những gì thuộc về họ.
So sánh sàn CEX và sàn DEX – Ưu nhược điểm của CEX và DEX
Ưu điểm
Sàn CEX
- Thanh khoản tốt
Một trong những ưu điểm của sàn CEX khiến nó luôn là lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư đó chính là thanh khoản. Với volume giao dịch khổng lồ, việc mua bán và trao đổi tài sản mã hoá trên các sàn CEX cực kỳ mượt mà và nhanh chóng.
- Có chức năng chuyển đổi tiền tệ
Những sàn CEX lớn thường cho phép người dùng chuyển đổi giữa tiền pháp định và tiền điện tử. Chức năng này giúp người dùng mới có thể mua coin dễ dàng từ thẻ tín dụng của mình. Ví dụ, mua ETH bằng USD hoặc VNĐ.
- Dễ sử dụng
Sàn CEX thường được các newbie đầu tư tiền mã hoá lựa chọn bởi nó rất dễ để sử dụng. Hầu hết các sàn CEX được thiết kế trực quan, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và tối ưu các thao tác phù hợp trên thiết bị của bạn.
- Tính năng đa dạng
Tính năng giao dịch đa dạng là điểm tuyệt vời nhất của các sàn CEX. Không chỉ cung cấp giá coin theo thời gian thực, hay niêm yết nhiều coin/token cho người dùng, sàn CEX còn mang đến nhiều tính năng giúp người dùng dễ dàng kiếm tiền như Spot, Margin, Futures, Staking, Lending, NFT, Betting…
- Bảo mật cao
Mức độ an toàn khi giao dịch trên sàn DEX được đánh giá cao hơn sàn CEX vì bản chất của DEX là phi tập trung. DEX không bị giám sát, các giao dịch được tự động hoá bằng hợp đồng thông minh nên người dùng có thể chủ động trong việc kiểm soát tài sản cá nhân.
Sàn DEX cũng không yêu cầu xác minh danh tính, do đó hạn chế được rủi ro rò rỉ thông tin.
- Minh bạch và phí rẻ
Các sàn DEX thường hỗ trợ một số lượng lớn các cặp coin nên giúp giảm phí giao dịch. Sàn cũng không chịu sự quản lý của bên thứ ba, giao dịch trực tiếp giúp mọi thông tin được minh bạch hơn.
- Hỗ trợ DeFi và NFT
NFT và DeFi đều là những xu hướng đầu tư triển vọng trong thế giới tiền mã hoá và blockchain. DEX hỗ trợ NFT và DeFi mang đến cơ hội kiếm tiền siêu hấp dẫn cho người dùng của mình. Ví dụ như tính năng Lending (vay và cho vay tiền điện tử) để kiếm lãi suất mỗi kỳ hạn.
Nhược điểm
Sàn DEX
- Ít tính năng giao dịch
DEX cung cấp khá ít những tính năng giao dịch cho người dùng. Một số tính năng được ưa chuộng như Hợp đồng tương lai, Ký quỹ… thường không được hỗ trợ trên DEX.
- Thanh khoản thấp
Sàn DEX thanh khoản khá thấp, do đó tốc độ giao dịch trên những nền tảng này thường chậm hơn. Nguyên nhân vì nó gặp phải thách thức về khả năng mở rộng của hệ thống chuỗi khối.
- Quy định KYC nghiêm ngặt
KYC là một trong những quy định nghiêm ngặt và bắt buộc tại các sàn CEX. Do đó, nó không dành cho những ai muốn giao dịch một cách riêng tư và cá nhân hoá. Để giao dịch trên CEX, người dùng cần trải qua bước xác minh danh tính KYC với quy trình khá phức tạp.
- Rủi ro về bảo mật
CEX là lựa chọn hoàn hảo vì giao dịch trên CEX dễ dàng, nhiều loại giao dịch được hỗ trợ… Tuy nhiên, ví sàn CEX luôn vận hành dưới sự giám sát trực tiếp của bên thứ ba, nghĩa là bên thứ ba sẽ toàn quyền kiểm soát tài sản của người dùng trên CEX. Nguy cơ về bảo mật tài sản sẽ trở thành thách thức nếu bên thứ ba này kém uy tín.
- Dễ bị tấn công
Rất nhiều vụ tấn công đã xảy ra đối với các sàn CEX mà hầu như không có ở những sàn DEX. Sàn CEX quản lý tài sản của nhà đầu tư, do đó nó thường trở thành mục tiêu tấn công của các hacker, tin tặc…
Xem thêm: TOP 10 sàn Forex uy tín hàng đầu thị trường cho nhà đầu tư 4.0
Kết luận
Tóm lại, sàn CEX và DEX đều sở hữu những ưu điểm và còn tồn tại một số nhược điểm. Qua phân tích so sánh CEX và DEX, hi vọng bạn đã có được lựa chọn phù hợp cho mình.
Để lại một bình luận