Thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp tuy không xảy ra thường xuyên như các nghiệp vụ kế toán khác nhưng nó cũng là một nghiệp vụ quan trọng trong hạch toán kế toán. Vì vậy, đòi phải người làm kế toán phải ghi nhận theo đúng chuẩn mực kế toán và quy định thuế.Thủ tục thanh lý tài sản cố định 2020 có gì mới? Hãy cùng tìm hiểu và cập nhật thông tin mới nhất qua bài viết sau đây.
Khi nào tài sản cố định trong doanh nghiệp cần thanh lý?
Các doanh nghiệp thường có nhu cầu thanh lý các loại tài sản cố định trong trường hợp:
- Tài sản cố định đã bị hư hỏng và không còn khả năng sử dụng.
- Tài sản cố định đã bị lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không đáp ứng được các yêu cầu trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, nhượng bán hay sát nhập.
- Khi có tài sản cố định cần thanh lý, các doanh nghiệp phải xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục thanh lý đã được quy định rõ tại điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Thủ tục thanh lý tài sản cố định
Quy định mới nhất về thủ tục thanh lý liên quan đến tài sản cố định bao gồm:
- Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sảnCăn cứ vào quá trình theo dõi sử dụng và kết quả kiểm kê, bộ phận quản lý tài sản sẽ làm đơn đề nghị thanh lý tài sản.
- Bước 2: Lập hội đồng thanh lý, quyết định thanh lý tài sảnLãnh đạo doanh nghiệp đơn vị ra quyết định thanh lý và tiến hành lập Hội đồng thanh lý. Theo quy định thì Hội đồng thanh lý bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng đơn vị, hoặc chủ sở hữu tài sản; người theo dõi tài sản là kế toán hay kế toán trưởng; người sử dụng quản lý tài sản hoặc trưởng bộ phận có tài sản thanh lý; người nắm rõ các thông tin về tài sản liên quan đến đặc điểm, tính năng kỹ thuật; đại diện Công đoàn.
Sau khi đã thành lập Hội đồng thì công việc tiếp theo là họp Hội đồng để thống nhất ra quyết định thanh lý. - Bước 3: Tổ chức thực hiệnThực hiện thanh lý theo quyết định của Hội đồng.
Nếu quyết định hủy tài sản cần lập Hội đồng hủy tài sản.
Xuất hóa đơn bán thanh lý.
Bộ phận kế toán hạch toán thanh lý về tài sản cố định căn cứ vào Biên bản hủy, hoặc hóa đơn xuất bán.
Trên đây là những thông tin về thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp năm 2019. Nếu vẫn quý khách vẫn còn thắc mắc hay câu hỏi xung quanh vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.
Các bút toán hạch toán thanh lý TSCĐ
- Bước 1: Căn cứ vào biên bản ghi giảm tài sản cố định kế toán ghi
Nợ TK 214: Giá trị khấu hao luỹ kếNợ TK 811: Giá trị còn lại sau khi lấy nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kếCó TK 211: Nguyên giá TSCĐ - Bước 2: Căn cứ vào các chứng từ phản ánh về chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Nợ TK 811Nợ TK 1331Có TK 111,112,331,334,338. - Bước 3: Căn cứ vào hoá đơn bán thanh lý, kế toán phản ánh
Nợ TK 111,112,131Có TK 711: Giá bán thỏa thuậnCó TK 3331: Thuế GTGT đầu ra( nếu có)Giá bán thanh lý căn cứ trên giá trị còn lại để xuất hoá đơn bán thanh lý cho phù hợp. Nếu giá trị còn lại nhiều mà doanh nghiệp ghi hoá đơn nhượng bán ít là phản ánh không trung thực giá trị của nó. - Cuối kỳ xác định kết quả thanh lý TSCĐ– Kết chuyển thu nhập khácNợ TK 711Có TK 911– Kết chuyển chi phí thanh lýNợ TK 911Có TK 811
Để lại một bình luận