Vốn điều lệ là một trong những yếu tố quan trọng khi chuẩn bị mở doanh nghiệp hoặc kinh doanh. Vậy vốn điều lệ là gi, quy định vốn tối thiểu và đối đa là bao nhiêu, có ý nghĩa như thế nào trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Dân Tài Chính. Hãy cùng đón xem nhé.
1.Vốn điều lệ là gì
Vốn điều lệ là tổng số giá trị tài sản mà chủ sở hữu hoặc các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết sẽ góp khi tiến hành thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần, số vốn điều lệ này sẽ được ghi trong điều lệ doanh nghiệp.
Ông A và ông C dự định thành lập Công ty TNHH DTC vào năm 2023. Ông A đăng ký góp vốn 1,800,000,000 triệu đồng và cam kết góp đủ số tiền trên trong khoảng thời hạn 50 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ông C cũng đăng ký góp vốn 1,500,000,000 triệu đồng và cam kết góp đủ trong thời hạn 40 ngày. Như vậy công ty TNHH DTC có vốn điều lệ là 1,800,000,000 + 1,500,000,000 = 3,300,000,000 triệu đồng
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ chuyển đổi tự do, vàng, các tài sản khác như: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
Một trong những ý nghĩa quan trọng của vốn điều lệ là xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông góp vốn trong công ty. Do đó tạo cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông đó.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về phạm vi vốn bao gồm những khoản nợ phải trả và các nghĩa vụ tài sản khác. Các thành viên, cổ đông phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ và tài sản khác, trừ một số trường hợp được quy định riêng.
2. Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Cần phân biệt rõ vốn điều lệ và vốn pháp định. Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có để được phép thành lập doanh nghiệp, và chỉ được áp dụng cho một số ngành nghề kinh doanh nhất định. Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ quy định số vốn pháp định khác nhau, tuy nhiên vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng với vốn pháp định. Ví dụ vốn pháp định đối với công ty chứng khoán là 50 tỷ đồng
3. Vốn điều lệ tối thiếu và tối đa
Pháp luật không quy định số vốn tối thiểu và tối đa. Do vậy nếu ngành nghề kinh doanh không yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp kê khai mức phù hợp với quy mô kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình cũng như tình hình góp vốn của các thành viên.
4. Có cần minh chứng vốn điều lệ hay không
Câu trả lời là không. Hiện nay khi thành lập doanh nghiệp thì không cần chứng minh số vốn của mình. Cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan Thuế cũng không kiểm tra doanh nghiệp. Tuy nhiên sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu số vốn góp chưa đủ thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại theo số vốn thực tế đã góp. Thực tế hiện nay đa phần doanh nghiệp Việt Nam chưa góp đủ số vốn điều lệ, tuy nhiên chỉ cần công ty hoạt động có hiệu quả và quản lý tốt việc kinh doanh của mình.
5.Nên đăng ký vốn điều lệ như thế nào
Việc đăng ký vốn điều lệ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trừ các ngành nghề yêu cầu mức vốn tối thiểu), tuy nhiên nó liên quan đến số thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng, cụ thể như sau
Loại hình doanh nghiệp | Số thuế môn bài phải nộp |
Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm |
Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng | 2.000.000 đồng/năm |
Văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác.. | 1.000.000 đồng/năm |
Vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác.
Nếu vốn điều lệ quá thấp thì khó tạo được niềm tin, sự uy tín đối với khách hàng, đối tác. Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn kinh doanh từ ngân hàng thì số vốn quá thấp có thể làm giảm sự tin tưởng của ngân hàng, gây khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu vốn quá cao sẽ tạo dựng được uy tín cho doanh nghiệp nhưng đồng thời mức độ rủi ro cũng sẽ tăng lên.
6.Vốn điều lệ của các công ty
Vốn điều lệ của Công ty TNHH 1 thành viên là tổng giá trị tài sản, có thể là tiền, tài sản do chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp, được ghi rõ trong điều lệ công ty.
Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là tổng giá trị tài sản, có thể là tiền, tài sản do chủ sở hữu và các thành viên góp hoặc cam kết góp, được ghi rõ trong điều lệ công ty.
Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá của cổ phần các loại đã bán hoặc có thể là cổ phần đã được đăng ký mua và được ghi rõ trong điều lệ công ty.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về vốn điều lệ. Mong rằng qua bài viết này, quý độ giả có thể hiểu thêm một yếu tố vô cùng quan trọng cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới đây, Dân Tài Chính sẽ giải đáp sớm nhất.
Xem thêm: 9 việc cần làm khi chuẩn bị thành lập công ty
Thu Hà viết
ước mơ của em là có chút vốn này, haha